Chương 13.
Sáng ra cổng đã thấy mấy đứa ngồi đung đưa chân trên bờ tường nhà thằng Học rồi. Cả lũ bá vai bá cổ hát cái bài gì nghe nhạc quen quen nhưng bị bọn này xuyên tạc đi.
“Khi tóc thầy bạc, chúng em vẫn còn ngu. Khi tóc thầy bạc trắng chúng em vẫn ngu như lúc đầu. Thời gian trôi qua, tiền nhiều mà không khôn ra. Tuổi ấu thơ… em đi học, ngu như bò”
Vừa hát xong cả lũ bị mấy bà đi qua chửi ầm ngõ xóm.
- Tiên sư bố lũ mất dậy, cho ăn cho học mà đầu toàn cứt.
Lạ cái là ở quê, bất kể cái gì, từ đẹp đẽ hay ho cho đến xấu xa tồi tệ là toàn đem ra so sánh với phân. Hic. Lần đầu tiên thấy một đại lượng so sánh khủng khiếp như thế. Trò hát xuyên tạc này thằng Học đầu têu là cái chắc. Cái thằng, nghịch cái gì cũng giỏi. Mỗi tội học dốt. Hình như bố nó vẫn chưa trả quần hay sao mà vẫn thấy nó mặc cái quần của mình. Đít quần vàng khè toàn đất.
- Mày về thành phố bây giờ à?
- Ừ..
Mặt mình ỉu xỉu như bánh mì ngâm nước. Vi chạy ra níu níu tay mình
- Hoàng ơi hay chơi nốt sáng nay rồi chiều về nha!
- Vi không muốn về à?
- Em không !
Nhìn mặt em nũng nịu nhăn nhó mà thương quá. Mình gật đầu cho em cười. Em cứ lắc lắc cái tay mình rồi nhảy khắp sân. Bọn trẻ đang ngồi trên tường cùng nhảy xuống rú ầm lên làm mình cảm động dã man. Thằng Đạo không biết bị đứa nào du nên ngã có vẻ đau
- Dm thằng chó Biên đẩy bố ngã gãy răng rồi ! Con đĩ.
- Bố xin lỗi, tại vui quá hóa rồ, há mồm ra bố xem nào !
- Dẹp ra ! Bố ghét mày.
Mồm nó nhể máu chút xíu thôi. Chắc chỉ vấp nên sứt môi một tí chứ chưa đến nỗi gãy răng. Định chạy vào nhà lấy thuốc quết lợi cho nó thì đã thấy nó bứt mấy lá cứt lợn bên rào bỏ mồm nhai nhai. Bọn này có mấy bài thuốc thiên nhiên không cần pha chế qua nhiều bước. Cứ đụng máu me là có thể dùng luôn.
- Thế ra đồng chơi với chúng tao nốt hôm nay đi
- Nhưng bà tao ở nhà một mình…
- Để tao !
Thằng Học chạy vào lôi bà nội ra cổng
- Bà ơi ra đồng vặt đỗ đi bà, con phần cho bà cả một luống. Đi đi bà
Bà cười móm mém rồi cũng lật đật đi cùng bọn mình. Vui quá. Mình bị lũ trẻ lôi đi trước. Em bám tay bà đi đằng sau. Đùa chứ mình con trai nhưng dễ khóc cực. Bọn trẻ vô tư này đôi lúc làm mình phải lau trộm nước mắt. Ở thành phố chẳng bao giờ mình được cảm nhận những tình cảm giản dị mà ấm áp thế này. Thằng Học chạy về nhà cầm ra cái diều hình trăng khuyết to đùng ra khoe.
- Hôm nay tao cho mày chơi diều nhá. Đêm qua ngồi lụi hụi vót tre dán giấy. Sáng sớm dậy làm nốt.
- Ủa mày làm cho tao chơi á ?
- Chứ còn sao nữa.
Cảm động muốn khóc. Hu Hu. Cầm cái diều mà lòng lâng lâng. Tuy không đẹp đến mức xuất sắc nhưng trong lòng mình nó luôn là cái diều đẹp nhất mà mình từng có. Mới ngó thấy cái diều, thằng Lực rẽ ngay về nhà nó, cầm theo mấy hộp màu.
- Để tao vẽ diều cho. Qua chị tao mới mua mấy hộp màu này về, quết bằng bút lông màu mượt phải biết.
Ra đến đồng, bà và em đi vặt đỗ để nấu bữa trưa, mình ngồi bãi cỏ tô diều với lũ trẻ. Không có đủ bút lông nên chúng nó nhổ những tia cỏ nhỏ rồi buộc lại một nhúm, quết màu ra rồi tô. Mỗi đứa vẽ một hình, đứa vẽ ô tô, đứa vẽ quả bóng, đứa vẽ con trâu, đứa vẽ mây trời. Chúng nó dành riêng cho mình một khoảng giữa để mình muốn làm gì thì làm. Mình ngồi nghĩ mãi không biết vẽ gì, nên đành viết chữ Hoàng Vi có trái tim ở giữa. Bọn trẻ trông thấy thế rú ầm lên.
- Chúng mày ơi thằng Hoàng với con Vi hóa ra yêu nhau
- Tuổi nhỏ mà yêu đương, bày đặt.
- Thảo nào thấy hai đứa suốt ngày nắm tay
- Thế hôm nọ mày đi hát nắm tay con Huệ cũng là yêu nó à ?
- Im mồm, đấy là tao bị bắt
- Đúng rồi, như đứa nào thèm nắm cái chân lợn của mày
- A thằng chó. Dm mày dám bảo tay bố là chân lợn.
- Ha ha
Mình cười. Nhìn lại cái diều thấy loang lổ đủ thứ hình, chỉ có dòng chữ Hoàng Vi của mình là rõ nhất. Thằng Học lúi húi gỡ đống dây dù ra để thả diều. Thằng Đạo cầm diều chạy ra phía xa giơ lên hứng chiều gió, còn mình đứng cùng bọn trẻ cầm dây diều thật chắc để điều khiển. Diều bay lên cao trong tiếng reo hò của cả lũ. Chữ Hoàng Vi mình đã cố ý viết to nhất có thể, nên diều bay lên cao rồi mà vẫn còn thấp thoáng ẩn hiện dòng chữ ấy.
Vi cứ ôm rổ đỗ nhìn theo hướng diều. Em cười hiền hiền. Mắt lấp lánh hạnh phúc. Có thể em cũng không tin được chỉ trong một tháng, mà một thứ tình cảm lại sinh sôi và nảy nở một cách mãnh liệt đến vậy. Từ cái lúc giận nhau ghét không thèm nhìn mặt, giờ em đồng ý nắm tay mình, nép vào vòng tay mình, theo mình đi đến mọi nơi trên thế giới này và bỏ mặc sau lưng tất cả mọi khổ đau của hiện thực. Mắt em bỗng ướt trong khi miệng em vẫn nhoẻn cười. Trái tim mình trùng xuống. Vội thả dây diều chạy về phía em. Chỉ đứng nhìn em ở khoảng cách gần thế này thôi. Không dám ôm em vì còn có nhiều người ở đó, dù lòng rất muốn. Em nhìn mình mãi. Ánh mắt em làm mình như tan chảy ra thành nước, ngấm sâu xuống đồng ruộng. Ánh mắt tin tưởng và chấp nhận giao phó cả cuộc đời em cho mình. Một mối quan hệ gắn bó ràng buộc chặt chẽ như cánh diều và cuộn dây vậy.
- Thằng kia sao đang thả lại vứt dây ? Diều bay mất mẹ rồi.
Tiếng thằng Học quát ầm lên làm mình chợt tỉnh. Em lại phá lên cười. Mình áy náy gãi đầu gãi tai chạy về chúng nó.
- Để tao chạy đi nhặt về cho
- Nhặt cái gì ? Bay mẹ sang làng bên rồi. Sang đấy chúng nó chặn đường đánh chết.
- Đánh cái gì mà đánh. Làm gì chúng nó đâu mà chúng nó đánh.
Nói xong mình chạy theo hướng diều rơi. Cả lũ thấy thế cũng chạy theo. Vừa bước tới cổng làng Thượng đã nhìn thấy ngay tờ giấy trẻ trâu dán bên cổng làng. ‘‘Bất kể trà giẻ lớn bé, nam nữ gái trai. Gặp ai làng Hạ xông vào đấm hết’’. Cái luật gì mà vô lý vậy trời ? Cứ thế này thì đấm nhau suốt ngày à ?
- Chúng nó viết thế thôi. Chứ chúng nó nhắm vào bọn tao là chủ yếu này
- Chúng mày làm gì mà để chúng nó hận thế ?
- Tại chúng nó trước, chúng nó sang làng mình ăn trộm nên bọn tao mới phải đào hố cứt bẫy chúng nó. Chúng nó rơi xuống hố nên thù bọn tao.
- Có phải mỗi chúng nó ăn trộm đâu. Chúng mày cũng hay sang bên này ăn trộm hoa quả còn gì.
- Ờ thì…
Thằng Học im luôn. Cứ suốt ngày đầu têu mấy trò hư thân không à. Diều rơi vào bãi dưa cách cổng làng Thượng một chút nên phải chạy vào lấy. Đoán không sai. Lại gần chỗ diều rơi đã thấy một đám bu quanh đấy đợi bọn mình. Thằng nào thằng nấy mặt cũng hả hê như chết đuối vớ được cọc. Mình là thằng quyết định đi đòi diều nên đành phải ra giáp mặt. Run gần chết luôn. Chỉ sợ bị đánh cho tơi tả thì nhục.
- Diều đứt dây nên bay sang đây. Cho xin nha !
Thấy không thằng nào đáp lời, mình cứ bạo gan tiến đến lấy. Thằng to đầu nhất nhảy ra ngăn.
- Muốn lấy đồ thì phải tuân thủ luật
- Luật gì?
- Cởi quần ra. Bọn tao mỗi đứa búng 2 phát!
- Cái gì?
Búng thế thì còn gì là người. Không khéo để chúng nó búng thì nát ra chứ lấy gì mà dùng.
- Làm gì có chuyện đấy! Luật ở đâu đấy?
- Luật của bọn tao! Được không?
- Không!
Bực với bọn trẻ này quá. Mình hơn nó mấy tuổi liền nhưng vì yếu thế mà phải nín nhịn. Giằng lấy cái diều chạy về. Chưa được mấy bước thì bị túm lại đè xuống đất. Cả lũ này nhất định tụt quần mình ra để hành hình. Hốt quá hét ầm lên.
- Vi ơi cứu tao! Chúng mày ơi cứu anh.
Hoảng quá hét lẫn lộn hết cả. Lũ mất dậy này. Đạp được mấy thằng ra thì lại có thằng khác lao vào. May mà hôm nay mặc quả quần bò chứ cứ tung tăng quần đùi thì bị lột truồng từ nãy rồi. Lũ trẻ làng mình lúc đầu trần trừ sau cũng lao vào choảng nhau để cứu mình. Khổ quá. Có mỗi cái diều mà cuối cùng đánh nhau loạn xạ. Lạ nữa là người lớn đi qua không ai chịu vào can. Để bọn trẻ mặc sức đánh nhau. Cứ thế này thì lát nữa có án mạng mất.
- Chúng mày thôi ngay đi. Được rồi. Bố cởi ra đây. Búng nhanh cho tao còn về.
Cả bọn đang vật nhau tự nhiên ngớ hết người, đứa nào đứa nấy cũng nghển cổ lên chờ mình. Trẻ con hiếu thắng thôi chứ mình biết chúng nó cũng chẳng hào hứng gì cái trò búng chim thằng khác đâu. Đang đau khổ cởi cúc quần thì nghe thấy tiếng ấm ấm quen thuộc đằng sau.
- Trời ơi! Diều của bà cho bà xin. Sao lại đánh nhau rách hết quần áo thế kia!
Bà nội!!! Hic… Vi dắt bà đến từ bao giờ. Chạy lại đỡ bà. Trên tay bà vẫn còn cầm rổ đỗ. Bà phủi phủi đất cát trên quần áo mình rồi đi đến chỗ lũ trẻ làng bên khẩn khoản xin. Cả lũ mềm nhũn như cháo, đưa diều cho bà bằng hai tay. Bà đúng là hiệp sĩ của lòng con. Hu hu. Không có bà không nay con chết chắc mất.
Thằng Học ra chỗ bọn làng bên thương lượng. Trông mặt mũi nghiêm túc vđ.
- Thôi, bọn tao về đây. Xí xóa. Chúng mày xé tờ giấy dán ở cổng làng đi. Sau này muốn ăn ngô nướng sang bãi bọn tao khác bẻ cho mà ăn.
- Ờ… Thế chúng mày muốn ăn dưa thì sang đây, tao hái rồi cùng ăn.
- Hê hê, nhớ nhá. Tao về đây. Mai lại đá bóng nhá.
Đi được một đoạn thì thằng Lực hét ầm lên.
- Tiên sư cha, bố biết ngay mà. Thằng chó Bính Toét lại sì mũi bôi vào áo bố. Dm mày.
Quay lại thấy thằng Bính làng bên cười toe toét rồi chạy biến. Lũ trẻ làng mình cười suýt thủng ruột. Em vì đang đi cùng bà nên phải nín không dám cười to. Mình lúc này chỉ muốn vác bà trên vai. Bà là người hùng trong tim mình. Ôm bà thật chặt mà tim mình xốn xang chộn rộn bao cảm xúc. Vui nhất là cái diều Hoàng Vi vẫn còn nguyên vẹn mang về.
Về tới ngõ, đành phải chào cả bọn để về nấu cơm. Đứa nào đứa nấy mặt mũi tiếc nuối đến tội. Vẫy vẫy chúng nó mà không muốn dứt. Đóng cổng vào nhà mà nghe loáng thoáng bao nhiêu tiếng chửi vọng lại.
- Thằng chó Buồi sao mày lấy hết tre của bố đi vót diều. Éo mẹ nhà mày.
- Bố ơi thằng Lực nó lấy hộp màu nước con vừa mua tập vẽ đi nghịch hết rồi… Hu hu…
- Mày đi đâu về mà quần áo rách bươm toàn đất thế hả mấy thằng kia.
- Óe, mẹ ơi con bị trâu điên đuổi, hức…
- Tao vả gãy răng cái tội nói phét giờ. Dì Tám vừa nhìn thấy mày đánh nhau bên làng bên xong. Bố tiên sư con cái bố láo.
Xóm nhỏ lại nhộn lên một hồi lâu. Khói bếp của bà cuộn lên không trung từng vòng. Ngồi ăn với bà bữa cơm cuối, thỉnh thoảng lại dụi dụi vào bà nũng nịu. Bà lại cốc đầu mắng.
- Thằng cu khỉ, ăn nhanh rồi còn về không muộn xe !
Biết là chẳng níu lại được mãi, đầu giờ chiều mình và em chào bà rồi xách đồ ra cổng. Bà chân yếu nên chỉ tiễn mình một đoạn. Vi nắm tay rồi đeo cho bà một chiếc lắc bạc, dặn bà giữ gìn và đeo luôn luôn để tránh gió. Mình ứa nước mắt không biết làm gì. Vừa đi vừa quay lại nhìn bà. Bà cứ khóc lén hoài à. Làm tim mình thắt lại. Đau ơi là đau. Bóng bà cứ nhỏ dần. Mình có thể tưởng tượng rõ hình ảnh bà cầm vạt áo chấm chấm nước mắt rồi quay vào nhà. Lại những chuỗi ngày lủi thủi một góc quê nhớ con nhớ cháu, đợi mãi mà chẳng đứa nào về thăm bà thăm mẹ. Tối nay, chỉ còn lại một mình bà ăn cơm bên bếp lửa…
Ra cổng làng thì thấy bọn trẻ đứng đó đợi từ bao giờ. Mình dúi cho thằng Học bọc quần đùi. Cái tài sản mà lúc nào mình cũng ôm khư khư và sẵn sàng khóc thét nếu bị mất.
- Cầm đi, dấu kĩ vào. Khi nào bố mày dấu quần còn có cái mà mặc. Nếu chật quá thì tháo ra rồi khâu lại cho rộng. Mày cố gắng lo học hành đi. Đừng nghịch nhiều. Tao đi đây !
Mẹ cái thằng. Đã đang não hết ruột. Thấy mình đưa quần cho lại còn khóc ầm lên. Mũi rãi tèm lem đầy mặt.
- Dm mày cút nhanh đi… rồi thỉnh thoảng về chơi với bọn tao.
Nói xong nó cũng dúi cho mình một bọc giấy.
- Sắn tao mới luộc. Có cả túi đường trong ý. Mang lên xe mà ăn.
Mình phải bước nhanh không khóc òa lên mất. Sao cái lũ này nó lại làm mình khổ thế chứ. Vẫy từng đứa một. Định nói thêm với chúng nó lúc nữa thì chúng nó cứ đuổi quyết liệt.
Bạn đang đọc truyện tại Website: máy chấm công
- Thôi mày đi nhanh đi. Không tao bủm rắm vứt vào mặt giờ.
- Đi đi. Bao giờ về thì sang hú tao nhá.
- Lâu không về thì đừng có quên bọn tao nhá !
- Lần sau về bọn tao làm cho cái diều to hơn !
- Hè về lâu nha. Tao sẽ dẫn mày đi lội hồ bắt cá !
Biết bao nhiêu là lời hứa hẹn. Em dắt mình đi thật nhanh. Em không nín được khóc. Cứ nức nở từng hồi. Ôm lấy vai em mà đi. Lau nước mắt cho em. Dỗ em mãi. Mình biết em buồn lắm. Rời góc quê bình yên để về lại ngôi nhà đầy rẫy những hiểm nguy và sợ hãi. Ước gì được che chở cho em mãi. Để không bao giờ thấy em khóc như thế này.
- Hoàng ơi !
- Ừ !
- Mình sẽ lại về đây nhé !
- Ừ !
- Thật nhé Hoàng !
- Ừ, anh hứa ! Nhất định sẽ về !
Em cố nhoẻn miệng cười. Tay lau nước mắt nhìn đi chỗ khác. Cái hồ sen hôm về em chỉ cho mình cứ lăn tăn nước như vẫy chào. Không biết lần sau về có đúng mùa sen không nhỉ. Cho em ngắm sen thỏa ước mơ luôn. Ngoảnh lại đằng sau vẫn thấy lũ trẻ loi choi loi choi ở cổng làng. Những tiếng hát nghịch ngợm vẫn vang vang sau lưng.
“Khi tóc thầy bạc, chúng em vẫn còn ngu.
Khi tóc thầy bạc trắng chúng em vẫn ngu như lúc đầu.
Thời gian trôi qua, tiền nhiều mà không khôn ra.
Tuổi ấu thơ… em đi học, ngu như bò” ….
Đọc tiếp chương 14
Sáng ra cổng đã thấy mấy đứa ngồi đung đưa chân trên bờ tường nhà thằng Học rồi. Cả lũ bá vai bá cổ hát cái bài gì nghe nhạc quen quen nhưng bị bọn này xuyên tạc đi.
“Khi tóc thầy bạc, chúng em vẫn còn ngu. Khi tóc thầy bạc trắng chúng em vẫn ngu như lúc đầu. Thời gian trôi qua, tiền nhiều mà không khôn ra. Tuổi ấu thơ… em đi học, ngu như bò”
Vừa hát xong cả lũ bị mấy bà đi qua chửi ầm ngõ xóm.
- Tiên sư bố lũ mất dậy, cho ăn cho học mà đầu toàn cứt.
Lạ cái là ở quê, bất kể cái gì, từ đẹp đẽ hay ho cho đến xấu xa tồi tệ là toàn đem ra so sánh với phân. Hic. Lần đầu tiên thấy một đại lượng so sánh khủng khiếp như thế. Trò hát xuyên tạc này thằng Học đầu têu là cái chắc. Cái thằng, nghịch cái gì cũng giỏi. Mỗi tội học dốt. Hình như bố nó vẫn chưa trả quần hay sao mà vẫn thấy nó mặc cái quần của mình. Đít quần vàng khè toàn đất.
- Mày về thành phố bây giờ à?
- Ừ..
Mặt mình ỉu xỉu như bánh mì ngâm nước. Vi chạy ra níu níu tay mình
- Hoàng ơi hay chơi nốt sáng nay rồi chiều về nha!
- Vi không muốn về à?
- Em không !
Nhìn mặt em nũng nịu nhăn nhó mà thương quá. Mình gật đầu cho em cười. Em cứ lắc lắc cái tay mình rồi nhảy khắp sân. Bọn trẻ đang ngồi trên tường cùng nhảy xuống rú ầm lên làm mình cảm động dã man. Thằng Đạo không biết bị đứa nào du nên ngã có vẻ đau
- Dm thằng chó Biên đẩy bố ngã gãy răng rồi ! Con đĩ.
- Bố xin lỗi, tại vui quá hóa rồ, há mồm ra bố xem nào !
- Dẹp ra ! Bố ghét mày.
Mồm nó nhể máu chút xíu thôi. Chắc chỉ vấp nên sứt môi một tí chứ chưa đến nỗi gãy răng. Định chạy vào nhà lấy thuốc quết lợi cho nó thì đã thấy nó bứt mấy lá cứt lợn bên rào bỏ mồm nhai nhai. Bọn này có mấy bài thuốc thiên nhiên không cần pha chế qua nhiều bước. Cứ đụng máu me là có thể dùng luôn.
- Thế ra đồng chơi với chúng tao nốt hôm nay đi
- Nhưng bà tao ở nhà một mình…
- Để tao !
Thằng Học chạy vào lôi bà nội ra cổng
- Bà ơi ra đồng vặt đỗ đi bà, con phần cho bà cả một luống. Đi đi bà
Bà cười móm mém rồi cũng lật đật đi cùng bọn mình. Vui quá. Mình bị lũ trẻ lôi đi trước. Em bám tay bà đi đằng sau. Đùa chứ mình con trai nhưng dễ khóc cực. Bọn trẻ vô tư này đôi lúc làm mình phải lau trộm nước mắt. Ở thành phố chẳng bao giờ mình được cảm nhận những tình cảm giản dị mà ấm áp thế này. Thằng Học chạy về nhà cầm ra cái diều hình trăng khuyết to đùng ra khoe.
- Hôm nay tao cho mày chơi diều nhá. Đêm qua ngồi lụi hụi vót tre dán giấy. Sáng sớm dậy làm nốt.
- Ủa mày làm cho tao chơi á ?
- Chứ còn sao nữa.
Cảm động muốn khóc. Hu Hu. Cầm cái diều mà lòng lâng lâng. Tuy không đẹp đến mức xuất sắc nhưng trong lòng mình nó luôn là cái diều đẹp nhất mà mình từng có. Mới ngó thấy cái diều, thằng Lực rẽ ngay về nhà nó, cầm theo mấy hộp màu.
- Để tao vẽ diều cho. Qua chị tao mới mua mấy hộp màu này về, quết bằng bút lông màu mượt phải biết.
Ra đến đồng, bà và em đi vặt đỗ để nấu bữa trưa, mình ngồi bãi cỏ tô diều với lũ trẻ. Không có đủ bút lông nên chúng nó nhổ những tia cỏ nhỏ rồi buộc lại một nhúm, quết màu ra rồi tô. Mỗi đứa vẽ một hình, đứa vẽ ô tô, đứa vẽ quả bóng, đứa vẽ con trâu, đứa vẽ mây trời. Chúng nó dành riêng cho mình một khoảng giữa để mình muốn làm gì thì làm. Mình ngồi nghĩ mãi không biết vẽ gì, nên đành viết chữ Hoàng Vi có trái tim ở giữa. Bọn trẻ trông thấy thế rú ầm lên.
- Chúng mày ơi thằng Hoàng với con Vi hóa ra yêu nhau
- Tuổi nhỏ mà yêu đương, bày đặt.
- Thảo nào thấy hai đứa suốt ngày nắm tay
- Thế hôm nọ mày đi hát nắm tay con Huệ cũng là yêu nó à ?
- Im mồm, đấy là tao bị bắt
- Đúng rồi, như đứa nào thèm nắm cái chân lợn của mày
- A thằng chó. Dm mày dám bảo tay bố là chân lợn.
- Ha ha
Mình cười. Nhìn lại cái diều thấy loang lổ đủ thứ hình, chỉ có dòng chữ Hoàng Vi của mình là rõ nhất. Thằng Học lúi húi gỡ đống dây dù ra để thả diều. Thằng Đạo cầm diều chạy ra phía xa giơ lên hứng chiều gió, còn mình đứng cùng bọn trẻ cầm dây diều thật chắc để điều khiển. Diều bay lên cao trong tiếng reo hò của cả lũ. Chữ Hoàng Vi mình đã cố ý viết to nhất có thể, nên diều bay lên cao rồi mà vẫn còn thấp thoáng ẩn hiện dòng chữ ấy.
Vi cứ ôm rổ đỗ nhìn theo hướng diều. Em cười hiền hiền. Mắt lấp lánh hạnh phúc. Có thể em cũng không tin được chỉ trong một tháng, mà một thứ tình cảm lại sinh sôi và nảy nở một cách mãnh liệt đến vậy. Từ cái lúc giận nhau ghét không thèm nhìn mặt, giờ em đồng ý nắm tay mình, nép vào vòng tay mình, theo mình đi đến mọi nơi trên thế giới này và bỏ mặc sau lưng tất cả mọi khổ đau của hiện thực. Mắt em bỗng ướt trong khi miệng em vẫn nhoẻn cười. Trái tim mình trùng xuống. Vội thả dây diều chạy về phía em. Chỉ đứng nhìn em ở khoảng cách gần thế này thôi. Không dám ôm em vì còn có nhiều người ở đó, dù lòng rất muốn. Em nhìn mình mãi. Ánh mắt em làm mình như tan chảy ra thành nước, ngấm sâu xuống đồng ruộng. Ánh mắt tin tưởng và chấp nhận giao phó cả cuộc đời em cho mình. Một mối quan hệ gắn bó ràng buộc chặt chẽ như cánh diều và cuộn dây vậy.
- Thằng kia sao đang thả lại vứt dây ? Diều bay mất mẹ rồi.
Tiếng thằng Học quát ầm lên làm mình chợt tỉnh. Em lại phá lên cười. Mình áy náy gãi đầu gãi tai chạy về chúng nó.
- Để tao chạy đi nhặt về cho
- Nhặt cái gì ? Bay mẹ sang làng bên rồi. Sang đấy chúng nó chặn đường đánh chết.
- Đánh cái gì mà đánh. Làm gì chúng nó đâu mà chúng nó đánh.
Nói xong mình chạy theo hướng diều rơi. Cả lũ thấy thế cũng chạy theo. Vừa bước tới cổng làng Thượng đã nhìn thấy ngay tờ giấy trẻ trâu dán bên cổng làng. ‘‘Bất kể trà giẻ lớn bé, nam nữ gái trai. Gặp ai làng Hạ xông vào đấm hết’’. Cái luật gì mà vô lý vậy trời ? Cứ thế này thì đấm nhau suốt ngày à ?
- Chúng nó viết thế thôi. Chứ chúng nó nhắm vào bọn tao là chủ yếu này
- Chúng mày làm gì mà để chúng nó hận thế ?
- Tại chúng nó trước, chúng nó sang làng mình ăn trộm nên bọn tao mới phải đào hố cứt bẫy chúng nó. Chúng nó rơi xuống hố nên thù bọn tao.
- Có phải mỗi chúng nó ăn trộm đâu. Chúng mày cũng hay sang bên này ăn trộm hoa quả còn gì.
- Ờ thì…
Thằng Học im luôn. Cứ suốt ngày đầu têu mấy trò hư thân không à. Diều rơi vào bãi dưa cách cổng làng Thượng một chút nên phải chạy vào lấy. Đoán không sai. Lại gần chỗ diều rơi đã thấy một đám bu quanh đấy đợi bọn mình. Thằng nào thằng nấy mặt cũng hả hê như chết đuối vớ được cọc. Mình là thằng quyết định đi đòi diều nên đành phải ra giáp mặt. Run gần chết luôn. Chỉ sợ bị đánh cho tơi tả thì nhục.
- Diều đứt dây nên bay sang đây. Cho xin nha !
Thấy không thằng nào đáp lời, mình cứ bạo gan tiến đến lấy. Thằng to đầu nhất nhảy ra ngăn.
- Muốn lấy đồ thì phải tuân thủ luật
- Luật gì?
- Cởi quần ra. Bọn tao mỗi đứa búng 2 phát!
- Cái gì?
Búng thế thì còn gì là người. Không khéo để chúng nó búng thì nát ra chứ lấy gì mà dùng.
- Làm gì có chuyện đấy! Luật ở đâu đấy?
- Luật của bọn tao! Được không?
- Không!
Bực với bọn trẻ này quá. Mình hơn nó mấy tuổi liền nhưng vì yếu thế mà phải nín nhịn. Giằng lấy cái diều chạy về. Chưa được mấy bước thì bị túm lại đè xuống đất. Cả lũ này nhất định tụt quần mình ra để hành hình. Hốt quá hét ầm lên.
- Vi ơi cứu tao! Chúng mày ơi cứu anh.
Hoảng quá hét lẫn lộn hết cả. Lũ mất dậy này. Đạp được mấy thằng ra thì lại có thằng khác lao vào. May mà hôm nay mặc quả quần bò chứ cứ tung tăng quần đùi thì bị lột truồng từ nãy rồi. Lũ trẻ làng mình lúc đầu trần trừ sau cũng lao vào choảng nhau để cứu mình. Khổ quá. Có mỗi cái diều mà cuối cùng đánh nhau loạn xạ. Lạ nữa là người lớn đi qua không ai chịu vào can. Để bọn trẻ mặc sức đánh nhau. Cứ thế này thì lát nữa có án mạng mất.
- Chúng mày thôi ngay đi. Được rồi. Bố cởi ra đây. Búng nhanh cho tao còn về.
Cả bọn đang vật nhau tự nhiên ngớ hết người, đứa nào đứa nấy cũng nghển cổ lên chờ mình. Trẻ con hiếu thắng thôi chứ mình biết chúng nó cũng chẳng hào hứng gì cái trò búng chim thằng khác đâu. Đang đau khổ cởi cúc quần thì nghe thấy tiếng ấm ấm quen thuộc đằng sau.
- Trời ơi! Diều của bà cho bà xin. Sao lại đánh nhau rách hết quần áo thế kia!
Bà nội!!! Hic… Vi dắt bà đến từ bao giờ. Chạy lại đỡ bà. Trên tay bà vẫn còn cầm rổ đỗ. Bà phủi phủi đất cát trên quần áo mình rồi đi đến chỗ lũ trẻ làng bên khẩn khoản xin. Cả lũ mềm nhũn như cháo, đưa diều cho bà bằng hai tay. Bà đúng là hiệp sĩ của lòng con. Hu hu. Không có bà không nay con chết chắc mất.
Thằng Học ra chỗ bọn làng bên thương lượng. Trông mặt mũi nghiêm túc vđ.
- Thôi, bọn tao về đây. Xí xóa. Chúng mày xé tờ giấy dán ở cổng làng đi. Sau này muốn ăn ngô nướng sang bãi bọn tao khác bẻ cho mà ăn.
- Ờ… Thế chúng mày muốn ăn dưa thì sang đây, tao hái rồi cùng ăn.
- Hê hê, nhớ nhá. Tao về đây. Mai lại đá bóng nhá.
Đi được một đoạn thì thằng Lực hét ầm lên.
- Tiên sư cha, bố biết ngay mà. Thằng chó Bính Toét lại sì mũi bôi vào áo bố. Dm mày.
Quay lại thấy thằng Bính làng bên cười toe toét rồi chạy biến. Lũ trẻ làng mình cười suýt thủng ruột. Em vì đang đi cùng bà nên phải nín không dám cười to. Mình lúc này chỉ muốn vác bà trên vai. Bà là người hùng trong tim mình. Ôm bà thật chặt mà tim mình xốn xang chộn rộn bao cảm xúc. Vui nhất là cái diều Hoàng Vi vẫn còn nguyên vẹn mang về.
Về tới ngõ, đành phải chào cả bọn để về nấu cơm. Đứa nào đứa nấy mặt mũi tiếc nuối đến tội. Vẫy vẫy chúng nó mà không muốn dứt. Đóng cổng vào nhà mà nghe loáng thoáng bao nhiêu tiếng chửi vọng lại.
- Thằng chó Buồi sao mày lấy hết tre của bố đi vót diều. Éo mẹ nhà mày.
- Bố ơi thằng Lực nó lấy hộp màu nước con vừa mua tập vẽ đi nghịch hết rồi… Hu hu…
- Mày đi đâu về mà quần áo rách bươm toàn đất thế hả mấy thằng kia.
- Óe, mẹ ơi con bị trâu điên đuổi, hức…
- Tao vả gãy răng cái tội nói phét giờ. Dì Tám vừa nhìn thấy mày đánh nhau bên làng bên xong. Bố tiên sư con cái bố láo.
Xóm nhỏ lại nhộn lên một hồi lâu. Khói bếp của bà cuộn lên không trung từng vòng. Ngồi ăn với bà bữa cơm cuối, thỉnh thoảng lại dụi dụi vào bà nũng nịu. Bà lại cốc đầu mắng.
- Thằng cu khỉ, ăn nhanh rồi còn về không muộn xe !
Biết là chẳng níu lại được mãi, đầu giờ chiều mình và em chào bà rồi xách đồ ra cổng. Bà chân yếu nên chỉ tiễn mình một đoạn. Vi nắm tay rồi đeo cho bà một chiếc lắc bạc, dặn bà giữ gìn và đeo luôn luôn để tránh gió. Mình ứa nước mắt không biết làm gì. Vừa đi vừa quay lại nhìn bà. Bà cứ khóc lén hoài à. Làm tim mình thắt lại. Đau ơi là đau. Bóng bà cứ nhỏ dần. Mình có thể tưởng tượng rõ hình ảnh bà cầm vạt áo chấm chấm nước mắt rồi quay vào nhà. Lại những chuỗi ngày lủi thủi một góc quê nhớ con nhớ cháu, đợi mãi mà chẳng đứa nào về thăm bà thăm mẹ. Tối nay, chỉ còn lại một mình bà ăn cơm bên bếp lửa…
Ra cổng làng thì thấy bọn trẻ đứng đó đợi từ bao giờ. Mình dúi cho thằng Học bọc quần đùi. Cái tài sản mà lúc nào mình cũng ôm khư khư và sẵn sàng khóc thét nếu bị mất.
- Cầm đi, dấu kĩ vào. Khi nào bố mày dấu quần còn có cái mà mặc. Nếu chật quá thì tháo ra rồi khâu lại cho rộng. Mày cố gắng lo học hành đi. Đừng nghịch nhiều. Tao đi đây !
Mẹ cái thằng. Đã đang não hết ruột. Thấy mình đưa quần cho lại còn khóc ầm lên. Mũi rãi tèm lem đầy mặt.
- Dm mày cút nhanh đi… rồi thỉnh thoảng về chơi với bọn tao.
Nói xong nó cũng dúi cho mình một bọc giấy.
- Sắn tao mới luộc. Có cả túi đường trong ý. Mang lên xe mà ăn.
Mình phải bước nhanh không khóc òa lên mất. Sao cái lũ này nó lại làm mình khổ thế chứ. Vẫy từng đứa một. Định nói thêm với chúng nó lúc nữa thì chúng nó cứ đuổi quyết liệt.
Bạn đang đọc truyện tại Website: máy chấm công
- Thôi mày đi nhanh đi. Không tao bủm rắm vứt vào mặt giờ.
- Đi đi. Bao giờ về thì sang hú tao nhá.
- Lâu không về thì đừng có quên bọn tao nhá !
- Lần sau về bọn tao làm cho cái diều to hơn !
- Hè về lâu nha. Tao sẽ dẫn mày đi lội hồ bắt cá !
Biết bao nhiêu là lời hứa hẹn. Em dắt mình đi thật nhanh. Em không nín được khóc. Cứ nức nở từng hồi. Ôm lấy vai em mà đi. Lau nước mắt cho em. Dỗ em mãi. Mình biết em buồn lắm. Rời góc quê bình yên để về lại ngôi nhà đầy rẫy những hiểm nguy và sợ hãi. Ước gì được che chở cho em mãi. Để không bao giờ thấy em khóc như thế này.
- Hoàng ơi !
- Ừ !
- Mình sẽ lại về đây nhé !
- Ừ !
- Thật nhé Hoàng !
- Ừ, anh hứa ! Nhất định sẽ về !
Em cố nhoẻn miệng cười. Tay lau nước mắt nhìn đi chỗ khác. Cái hồ sen hôm về em chỉ cho mình cứ lăn tăn nước như vẫy chào. Không biết lần sau về có đúng mùa sen không nhỉ. Cho em ngắm sen thỏa ước mơ luôn. Ngoảnh lại đằng sau vẫn thấy lũ trẻ loi choi loi choi ở cổng làng. Những tiếng hát nghịch ngợm vẫn vang vang sau lưng.
“Khi tóc thầy bạc, chúng em vẫn còn ngu.
Khi tóc thầy bạc trắng chúng em vẫn ngu như lúc đầu.
Thời gian trôi qua, tiền nhiều mà không khôn ra.
Tuổi ấu thơ… em đi học, ngu như bò” ….
Đọc tiếp chương 14
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bình luận đóng góp thông tin!