Cấu tạo chức năng của máy chấm công vân tay

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Cấu tạo chức năng của máy chấm công vân tay

Máy chấm công vân tay là thiết bị dùng để nhận dạng vân tay phục vụ cho công tác ghi lại giờ giấc của đối tượng cần kiểm soát như người lao động, nhân viên tại các tổ chức, doanh nghiệp, trường học.
Máy chấm công sẽ ghi lại một cách khách quan và chính xác giờ giấc của nhân viên khi đặt tay xác nhận thành công vào máy chấm công. Một hệ thống chấm công bằng vân tay rất đơn giản, chỉ bao gồm thiết bị đọc vân tay và máy tính có cài đặt phần mềm chấm công để kết nối và xử lý dữ liệu chấm công của nhân viên. Ngoài ra, hệ thống chấm công có thể lắp thêm một bộ lưu điện ups để sử dụng trong trường hợp khi bị mất điện.
Một số loại máy chấm công vân tay còn có thêm chức năng kiểm soát ra vào bằng vân tay, đây là sự phát triển, mở rộng của máy chấm công bằng vân tay.
Một máy chấm công kiêm kiểm soát ra vào sẽ bao gồm 2 chức năng chính hoạt động độc lập với nhau:
- Chức năng chấm công: như một máy chấm công đơn thuần
- Chức năng kiểm soát ra vào.

Vì vậy, hoàn toàn có thể sử dụng máy chấm công kiêm kiểm soát ra vào để phục vụ cho mục đích chấm công đơn thuần hoặc chỉ dùng vào mục đích kiểm soát ra vào hoặc kết hợp cả chấm công và kiểm soát ra vào.
Cả máy chấm công và máy chấm công kiêm kiểm soát ra vào đều sử dụng chung một phần mềm do chính hãng cung cấp. Với phần mềm cài đặt trên máy tính, người quản lý có thể thiết lập hạn chế quyền mở cửa (ra/vào) cho các thành viên theo một lịch trình cụ thể.
Một hệ thống kiểm soát ra vào tiêu chuẩn bao gồm:
- Đầu đọc vân tay lắp đặt bên ngoài khu vực kiểm soát (thông thường là cửa ra vào, có thể là cửa kính, cửa gỗ....)
- Chốt điện: Lắp trên cửa. Nối với thiết bị đầu đọc vân tay để khi bình thường chốt điện sẽ khóa cửa. Khi có sự xác nhận đúng người được phép mở cửa, trong khoảng thời gian được phép mở cửa thì chốt điện sẽ mở cửa.
- Phụ kiện để lắp chốt điện vào cửa cần kiểm soát
- Vật tư khác: như dây mạng để kết nối đầu đọc với máy tính, dây điện.....
- Chuông cửa: để khách hoặc người không được phép mở cửa báo cho người bên trong biết sự có mặt của mình
- Nút Exit: dùng để mở cửa từ bên trong. Nút Exit có thể lắp tại mặt trong của cửa ra vào hoặc tại bàn lễ tân.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của việc kiểm soát ra vào, hệ thống kiểm soát ra vào có thể lắp thêm các thiết bị sau:
- Đầu đọc vân tay phụ: Lắp ở bên trong cửa, sử dụng khi có yêu cầu từ trong đi ra cũng cần phải có sự cho phép mở cửa bằng vân tay. Trong trường hợp này, Đầu đọc phụ sẽ thay thế cho nút Exit
- Bộ lưu điện ups để đảm bảo trong trường hợp mất điện chốt điện vẫn làm việc và khóa cửa. Bởi vì, thông thường chốt điện được chế tạo ở chế độ mở để khi có sự cố như hỏa hoạn thì cửa sẽ mở để người ở bên trong sẽ thoát ra được.
- Nút khẩn cấp “Emergency” là thiết bị tích hợp với hệ thống báo cháy, khi nút này được kích hoạt thì cửa sẽ mở. Và thông thường nút này đặt phía ngoài cửa ra vào nên ai cũng có thể kích hoạt được.
là đại lý chuyên bán máy chấm công vân tay, đầu đọc mã vạch, hệ thống kiểm soát cửa ra vào thi công lắp đặt nhanh chóng tư vấn sử dụng tốt nhất bạn cần mua máy chấm công hay lắp đặt hệ thông kiểm soát cửa hãy đến với đại lý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bình luận đóng góp thông tin!

 

Copyright @ 2014 Hưởng DV

Designed by seo & diễn đàn seo