Với vô vàn nhãn hiệu bộ đàm
đang có mặt trên thị trường hiện nay, làm thế nào để bạn chọn được cho
mình đúng sản phẩm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu công việc của mình với
giá thành phù hợp nhất? Đây là các bước bạn có thể tham khảo trước khi
ra quyết định mua bán cho mình.
-Lựa chọn băng tần sử dụng cho bộ đàm: nếu bạn mua thêm để dùng chung
với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.
+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF.
+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.
-Lựa chọn dòng máy.
Tùy theo khả năng tài chính và nhu
cầu công việc bạn chọn loại bộ đàm cho phù hợp với mục đích của mình.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bộ đàm, nhưng tập chung lại
có 3 hãng bộ đàm lớn chi phối là bộ đàm Motorola, Kenwood và Icom. Còn
lại các loại khác thì tuy giá thành rẻ hơn nhưng thương hiệu, chất lượng
thu phát và độ bền sản phẩm kém xa so với 3 hãng trên.
+ Nếu bạn sử dụng cho công trường
xây dựng, dịch vụ bảo vệ thì bạn lên chọn loại có cấu hình trung bình
như Motorola CP1100, CP1300, GP3188 loại không bàn phím. Các dòng này có
khả năng chống va đập tốt, chống bụi và nước hắt được.
+ Nếu sử dụng cho nhà hàng, khách
sạn, bảo vệ, khu công nghiệp thì dùng một số dòng giá rẻ của Motorola
(MagOne A8, GP2000s, CP1300), Kenwood (TK-2107/2207) hoặc Icom (IC-V80,
IC-F3003).
+ Với các công ty vận tải và vận
chuyển hành khách như taxi, vận chuyển hàng hóa, hàng không… thì bộ đàm
phục vụ cho điều hành là các dòng máy gắn xe cố định như Motorola
GM3188, GM338… Ngoài ra nếu công ty bạn yêu cầu quản lý liên lạc tại
nhiều vùng phủ sóng có khoảng cách địa lý xa nhau thì phải sử dụng dòng
máy bộ đàm kỹ thuật số như MOTOTRBO của Motorola.
+ Nếu bạn là đơn vị chuyên nghiệp,
cần các sản phẩm đảm bảo an ninh với yêu cầu liên lạc thông suốt thường
trực và bền chắc trong các điều kiện thời tiết môi trường phức tạp như
Quân đội, Công an, Phòng chống bão lụt, hỏa hoạn, thiên tai, các công ty
Dầu khí … thì bộ đàm sử dụng phải là các dòng chuyên nghiệp, chống chịu
tốt và hiệu suất cao
-Lựa chọn tính năng.
-Lựa chọn Phụ kiện.
-Chọn Nhãn hiệu và nơi mua
-Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều nhãn hiệu máy bộ đàm như bộ đàm giá rẻ,
Icom, Kenwood và một số nhãn hiệu Trung Quốc. Các nhãn hiệu tên tuổi
thường có chất lượng tốt, độ nhạy thu/phát cao, âm thanh rõ nét và độ
bền cao.
+ Công ty Motorola và các sản phẩm liên lạc bằng bộ đàm analog/digital
là thương hiệu vượt trội chiếm gần 40% thị phần toàn cầu. Công ty luôn
đi đầu trong cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng để đưa tới tay
người dùng đầu cuối với những sản phẩm chất lượng tốt nhất, ưu việt nhất
thị trường với giá cả phù hợp. Theo khảo sát của AC Nielsen tại thị
trường Việt Nam, bộ đàm Motorola hiện chiếm vị trí dẫn đầu thị trường
bởi chất lượng, tính thân thiện và độ tin cậy cao đối với người dùng đầu
cuối. Sản phẩm hiện được phân phối và bảo hành bởi Thế Kỷ và là lựa
chọn hàng đầu cho các hãng taxi, dầu khí, xây dựng, công an, an ninh
quốc phòng…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bình luận đóng góp thông tin!