1. Về khả năng:
Bước vào nghề phiên dịch, người dịch như
dịchtiếng trung sang hán việt phải thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ, gọi là
ngôn ngữ làm việc (working languages).Trong mọi hoàn cảnh, người phiên dịch
cũng phải thể hiện câu cú rõ ràng, mạch lạc. Do vậy trong sinh hoạt hàng ngày,
người phiên dịch phải có ý thức sử dụng ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh, câu cú
mạch lạc.
Điều kiện cần thiết là bạn phải giỏi ngoại ngữ, thành thạo tối
thiểu 2 kỹ năng đọc, viết. Để đọc hiểu những gì tác giả viết, bạn phải nắm vững
ngữ pháp, có vốn từ vựng phong phú, tư duy linh hoạt để hiểu được cả những từ mới,
từ viết tắt của tác giả.
Giỏi ngoại ngữ rồi, để dịch đúng, cũng như để người đọc hiểu
được, bạn phải giỏi cả tiếng Việt. Không phải dịch từng từ (word by word) là được,
mà phải linh hoạt trong cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp với độc giả chính,
cũng như với nội dung, bởi nếu không sẽ chẳng ai hiểu bạn đang muốn diễn tả cái
gì, hoặc diễn tả không thích hợp.
Bạn phải cẩn thận trau chuốt từng câu chữ. Chỉ một từ không
chính xác thôi cũng làm người đọc hiểu lệch ý của tác giả. Tránh dùng từ ngữ rườm
rà kiểu “rằng, thì, là, mà”, hay lặp lại quá nhiều từ trong cùng một câu văn.
Một yếu tố khác cũng rất cần cho người theo nghề biên dịch
là phải có khả năng viết lách. Dịch đúng thôi chưa đủ mà bạn còn phải thể hiện
sự uyển chuyển trong từng câu chữ nhằm tạo sức thu hút với người đọc.
2. Về tư duy
Bạn phải chú ý đến quan điểm của tác giả, nhất là khi quan
điểm đó mới, bạn chưa hiểu hoặc có vẻ không hợp. Kiến thức bản thân là có hạn,
không thể lấy kiến thức hay ý nghĩ chủ quan của mình để áp đặt cho tác giả, thậm
chí xuyên tạc nội dung. Chẳng hạn có bài viết cho biết Bill Gates tuy giàu
nhưng chỉ cho con mình xem tivi đen trắng, ý của bài viết nhằm cho thấy Bill
Gates giáo dục con không được xa hoa lãng phí, thì một bạn lại biến tấu thành
Bill Gates keo kiệt, không chịu bỏ tiền mua sắm.
Hãy đặt mình vào vị trí của người đọc, bạn cần biết độc giả
cần gì và bạn có đáp ứng được nhu cầu đó hay không. Hãy tưởng tượng mình là người
đọc, và phải hiểu được những gì mình đang viết ra cho người đọc này. Bạn sẽ trở
nên xuất sắc, nếu giọng văn của bạn kết hợp được các yếu tố: diễn tả đúng điều
tác giả cần nói (tư duy người dịch), dễ hiểu (tư duy người đọc), phù hợp thị
trường (tư duy người bán).
3. Về tính cách
Không nóng nảy vì khi phiên dịch, thì bản thân không còn là
mình nữa mà phải đặt bản thân vào địa vị của người truyền đạt. Tình cảm cá nhân
lúc này không nên có. Tuy nhiên, tuỳ vào trường hợp, hoàn cảnh, nếu người truyền
đạt nóng tính, nói những câu quá nặng nề (đối với cấp dưới chẳng hạn) thì phải
lựa lời dịch sao cho rõ ý là họ đang thật sự tức giận, nhưng nói sao cho người
nghe cảm thấy hiểu rõ được sự tức giận đó nhưng không thể phản ứng được. Nói
tóm lại là phải có bản lĩnh trong việc ứng xử, truyền tải, phải chịu trách nhiệm
nội dung truyền tải.
4. Đạo đức nghề nghiệp
Đây là một yếu tố cực kì quan trọng. Giống như bất cứ nghề
nào, nghề phiên dịch cũng cần có những chuẩn đạo đức hay quy tắc ứng xử riêng.
Chuẩn đạo đức này chú trọng tới sự trung thành của người phiên dịch đối với ngôn bản và ý tưởng; thái
độ của người dịch không thiên vị đối với các bên đối thoại và nhất là không được
thêm thắt, bình luận, nhận xét hay thể hiện thái độ của cá nhân người phiên dịch
vào lời dịch. Tránh trường hợp người phiên dịch quên mất vai trò, vị trí và
trách nhiệm phiên dịch của mình và đứng ra tranh luận như một đại biểu tham dự
cuộc họp.
5. Yếu tố khác
Có trách nhiệm cao với công việc của mình, cùng với sự nhẫn
nại, kiên trì, và ước muốn không ngừng vươn lên sẽ giúp dần trở thành một biên
dịch giỏi.
Để nâng cao kinh nghiệm, cần thường xuyên thử sức với các tài
liệu khác nhau, cũng như tiếp xúc trao đổi với các thế hệ đi trước.
Có khả năng lĩnh hội và sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế đồng
thời phải có khả năng ghi nhớ từ mới và dễ dàng hiểu được các cấu trúc ngữ
pháp.
6. Những rủi ro thường cặp của thông dịch viên
Trước nhất, chính là bản thân bạn vì bạn không thể tự do nói
lên suy nghĩ của mình vì xét đến cùng, bạn cũng chỉ là cầu nối mà thôi. Cầu nối
vốn dĩ chỉ là nhằm giúp hai bên phía đầu cầu thông hiểu lẫn nhau bằng cách dịch
lại cho chính xác phần nội dung mà thôi. Khi cả hai phía đã đạt được mục đích
thì nhiệm vụ của bạn cũng coi như là đã hoàn thành
Là thông dịch, bạn chính là “người chịu trận” vì bạn đang đứng
ở ranh giới giữa hai chiến tuyến. Có thể ví bạn là sứ giả, đang cố gắng mang lại
hòa bình cho hai phe đối nghịch nhau. Thành công chắc hẳn sẽ là điều khiến bạn
rất tự hào và hạnh phúc nhưng nên nhớ để có được điều đó, bạn đã phải không ít
lần đánh đổi niềm vui của mình bằng những giọt nước mắt, những uất ức vì bạn
chính là người hứng chịu những viên đạn lạc từ phía đối phương mà bạn đang cố
hòa giải.
Là thông dịch, nếu may mắn thành công, truyền đạt đúng ý
nghĩa của lời nói, nhiều người sẽ trầm trồ, khen bạn là giỏi, là xuất sắc nhưng
bạn đừng nên vì thế mà vội mừng vì chưa chắc những người đã từng khen ngợi bạn
sẽ không bao giờ quay lưng lại với bạn. Nhiều thành công cũng sẽ dễ dàng bị phủ
nhận bởi chỉ một sai lầm bất cẩn không đáng có của bạn, để rồi sau này niềm tin
vào khả năng của bạn cũng sẽ vì thế mà giảm hoặc thậm chí mất đi từ phía những con
người mà trước đây đã từng trầm trồ khen bạn.
Thừa nhận một điều là công việc phiên dịch có thể giúp bạn
kiếm được nhiều tiền nhưng thử nghĩ kỹ xem, để có được những đồng tiền đó, đầu
óc bạn có thật sự thoải mái không khi lúc nào cũng phải cẩn trọng trong từng
suy nghĩ, từng câu chữ, từng lời nói vì một khi phạm phải sai lầm trong thông dịch,
hậu quả của nó sẽ to lớn vô cùng.
Là thông dịch, bạn không sợ nỗi lo bất đồng ngôn ngữ; tuy
nhiên, chưa chắc những gì bạn đang cố gắng truyền đạt lại sẽ được người khác
tin tưởng tuyệt đối. Vì một khi người ta đã không thiện cảm hay luôn dè chừng với
đối phương của họ thì những gì bạn trình bày lại nếu có một chút gì lạ tai, chắc
chắn sẽ bị cho là trình độ của bạn quá yếu kém, không truyền tải đúng ý bên
kia, dù cho những điều đó có chính xác một trăm phần trăm đi chăng nữa. Bạn
chính là nơi trút giận cho cả hai bên.
Là thông dịch như
dich tieng hoa, có thể nói là so với phe đang chờ lắng nghe lời truyền đạt
lại từ bạn thì bạn chính là người may mắn hơn cả vì bạn được nghe đầy đủ lời
nói cùng với tất cả các cảm xúc kèm theo, có thể nói là “nguyên chất” nhất từ
phía phe kia. Nếu đó là những lời bùi tai, mát lòng mát dạ thì bạn có thể lấy
đó làm niềm kiêu hãnh. Nhưng nếu chẳng may là những lời nói khó nghe, những lời
chỉ trích dành cho phe kia thì hiển nhiên bạn cũng chính là người hứng trọn các
cao độ cảm xúc nêu trên, vì có thể chắc chắn một điều là dù cho phe kia có thể
đoán được cảm xúc của đối phương đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không tài nào cảm
nhận được hoàn toàn cảm xúc kia. Chính bạn là người phải lắng nghe kỹ những lời
khó nghe ấy để mà chọn lọc lại cho người cần nghe hay nói cach khác bạn chính
là kẻ chịu trận cho khổ chủ của bạn.